image banner
image

 

 

 

 

THƯ VIỆN ẢNH

image
image
  
Thống kê truy cập
  • Đang online: 31
  • Hôm nay: 92
  • Trong tuần: 5 055
  • Tất cả: 40159
Khối học là gì? Lưu ý gì khi chọn khối học?
Lượt xem: 246

Lên cấp 3, thay vì dành thời gian học tốt tất cả các môn, các em nên đặc biệt quan tâm khối môn học mà mình đã xác định từ đầu lớp 10.

Bước vào môi trường THPT, chương trình đào tạo chia thành 2 ban:

+ Ban khoa học tự nhiên: Là tổ hợp những môn thiên về tính toán, phân tích, kĩ thuật, chủ yếu chia thành A và B
+ Ban khoa học xã hội: Với ban khoa học – xã hội, gồm nhiều tổ hợp môn đa dạng, chủ yếu là chia thành C và D.

1. Các tổ hợp môn khối A:

 
    A00: Toán, Vật lý, Hóa học

    A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

    A12: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội

    A14: Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lý

    A15: Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lý

    A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn

2. Các tổ hợp môn khối B:

 
    B00: Toán, Sinh Học, Hóa Học

    B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội

    B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

3. Các tổ hợp môn khối C:

 
    C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

    C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân

    C20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân

4. Các tổ hợp môn khối D:


    D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

    D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

    D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh

    D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức

    D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga

    D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật

    D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp

    D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung

    D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

    D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức

    D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga

    D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật

    D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp

    D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung

Thông tin những khối chính học sinh lựa chọn trong chương trình cấp 3
Trước hết, để lựa chọn khối, bạn cần nắm được các khối học chính trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Hiện có rất nhiều khối học, nhưng những khối học chính thường được giảng dạy trong trường học là những khối sau:

1. Khối A

    Là khối gồm các môn tự nhiên là Toán, Vật lý và Hóa học. Đây là dành cho những thí sinh có đam mê và năng khiếu về tư duy logic, tính toán chính xác và sau này muốn làm các công việc liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật…

2. Khối A1

    Đây là khối thi mở rộng của khối A, được triển khai từ năm 2012. Các môn học gồm Toán, Vật lý và Ngoại ngữ. Khối A1 thay môn Hoá trong khối A bằng môn tiếng Anh. Mục đích của việc thay đổi này là giúp cho các bạn thí sinh có thêm nhiều sự lựa chọn hơn về ngành nghề và đặc biệt là những bạn học tốt môn tiếng Anh và không học tốt môn Hóa.

3. Khối B

    Cũng là một trong những khối chính ở cấp 3. Khối B gồm ba môn là Toán, Hóa học và Sinh học. Công việc của những bạn theo đuổi khối này chính là khối ngành Y.

4. Khối C

    Khối C là khối học gồm các môn xã hội là Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý. Đây là khối dành cho những thí sinh có sở thích về khoa học xã hội.

5. Khối D

    Là khối đa di năng” và cũng là khối có nhiều tổ hợp môn thi nhất. Thí sinh học khối D không chỉ có nhiều lựa chọn ngành học mà cơ hội việc làm cũng rất rộng mở.

    Các môn thi khối D gồm: Toán, Ngữ văn và ngoại ngữ. Trong đó, ngoại ngữ được chia như sau: D1 (tiếng Anh); D2 (tiếng Nga); D3 (tiếng Pháp); D4 (tiếng Trung); D5 (tiếng Đức); D6 (tiếng Nhật).

6. Khối N

Là khối năng khiếu dành cho thí sinh đam mê âm nhạc, sáng tác nhạc. Môn thi gồm Ngữ văn và môn năng khiếu m nhạc 1, m nhạc 2.

7. Khối M

    Dành cho những thí sinh có năng khiếu trở thành giáo viên mầm non. Môn thi khối M gồm Toán và Ngữ văn và năng khiếu (đối với chuyên ngành Giáo dục mầm non), hoặc Toán, tiếng Anh và môn năng khiếu (đối với chuyên ngành Giáo dục mầm non – tiếng Anh).

8. Khối H

    Là khối thi dành cho thí sinh có năng khiếu về thiết kế thời trang, thiết kế nội thất… Các môn thi gồm: Ngữ văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2.

9. Khối S

    Dành cho thí sinh có năng khiếu và đam mê lĩnh vực điện ảnh. Các môn thi và tổ hợp môn khối S gồm:

    S00: Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh.

    S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2.

10. Khối T

    Là khối năng khiếu dành cho học sinh có đam mê về lĩnh vực thể dục thể thao. Môn thi khối T gồm Toán, Sinh học (đề khối B) và môn Năng khiếu Thể dục thể thao (hệ số 2).

11. Khối V

    Khối V là khối thi dành cho những thí sinh có năng khiếu về mỹ thuật, hội họa. Cũng như các khối năng khiếu khác như N, M, T, khối V cũng thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh.

Các môn khối V gồm Toán, Vật lý (đề thi khối A) và môn thi năng khiếu (vẽ mỹ thuật, vẽ hình họa mỹ thuật).

Chọn các khối thi cấp 3 để làm gì?


    Việc chia các khối thi cấp 3 thành các khối rõ ràng giúp các em học sinh tìm thấy môn học phù hợp với bản thân nhằm phục vụ cho mục đích thi tuyển vào đại học, lựa chọn khối thi đúng đắn sẽ giúp cho học sinh học tập và ôn luyện đúng theo chuyên ngành mà mình yêu thích. Đồng thời, đây sẽ là định hướng đúng đắn cho các em học sinh có thể giúp các em biết được mình mạnh ở môn gì, mảng nào để ôn tập cho đúng ngành mà mình theo đuổi. Cụ thể như sau:

– Chẳng hạn, bạn có dự định muốn thi tuyển vào ngành y, thì nên lựa chọn khối học ở cấp 3 là B: Toán, Hóa, Sinh.

– Hay bạn có ước mơ muốn trở thành một kỹ sư Lập trình thì hãy theo học khối A: Toán, Lý, Hóa.

– Thi tuyển vào ngành ngôn ngữ, sẽ xét các môn Văn, Sử, Địa (các môn khối C).

Tại địa bàn những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, phần đông các trường cấp 3 đề phân chia chương trình giáo dục rõ ràng tương ứng theo các khối thi đại học. Thế nên, ngay từ khi bước lên cấp 3, các bạn học sinh nên có cho mình những định hướng về đại học, nghề nghiệp dựa trên sở thích, năng lực, điểm mạnh của bạn thân, để có thể chọn cho mình các khối học cấp 3 thực sự phù hợp.

Lưu ý gì khi chọn khối học?
Khi quyết định chọn khối khi thi vào lớp 10, học sinh cần:

– Tìm hiểu kỹ năng lực bản thân mình với từng nhóm môn học

Đó là khả năng hiểu và tiếp thu kiến thức môn học là khó khăn hay dễ dàng? Các kỹ năng, vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, các tình huống trong thực tiễn của môn học đó ra sao?

– Tìm hiểu hứng thú học tập của bản thân với môn học nào cụ thể (thích học các nhóm môn tự nhiên hay các nhóm môn xã hội hơn?

– Hình dung thử công việc mình yêu thích, sẽ làm trong tương lai, ngành đó phải thi những môn học nào? Là Khối A (Toán, Lý Hoá) hay Khối B (Toán, Hoá, Sinh), Khối C (Văn, Sử, Địa), Khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ).

– Tuyệt đối không chọn khối học theo bạn bè, phong trào hoặc vì sĩ diện.

Ví dụ như thấy bạn học khối tự nhiên cũng đăng ký theo cho dù năng lực của bản thân lại yếu các môn Toán, Lý, Hóa…

Tuy nhiên, nếu như chọn một khối học không phù hợp trong năm lớp 10, bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn có thể thay đổi khối học khi lên lớp 11.

Việc lựa chọn đúng khối học sẽ giúp các em học sinh thuận lợi hơn trong học tập, không phải chịu quá nhiều áp lực khi được học những môn bản thân có năng khiếu.