image banner
image

 

 

 

 

THƯ VIỆN ẢNH

image
image
  
Thống kê truy cập
  • Đang online: 29
  • Hôm nay: 99
  • Trong tuần: 5 062
  • Tất cả: 40166
NHỚ VỀ TRƯỜNG CŨ TRẦN QUÝ CÁP HỘI AN
Lượt xem: 356
NHỚ VỀ TRƯỜNG CŨ TRẦN QUÝ CÁP HỘI AN
—— —— ——
anh tin bai
Tôi đã sống và làm việc tại Hội an ba năm dài với bao kỷ niệm vui buồn… Nên rời xa Hội an tôi rất nhớ và mong ước một ngày về thăm.
Tôi được chuyển về dạy học tại Trường Trung học Trần Quý Cáp năm 1964, Hiệu trưởng lúc bấy giờ là thầy Hoàng Trung.

 

Tôi được Hội an niềm nỡ đón bằng trận lụt lịch sử năm 1964! Con đường từ Vĩnh điện vào Hội an, nước lụt băng qua đầu cột điện, thật khủng khiếp! Sau lụt, rơm rạ máng trên dây điện giống như áo quần phơi trên dây kẽm trong sân nhà. Khỏi phải nói, Hội an tan nát…tang thương…
Tôi may mắn gặp mấy ngày nghỉ về nhà ở Đà nẵng nên thoát nạn. Trở lại Hội an, tôi tình nguyện đi cứu trợ đồng bào bị thiên tai. Trường cử tôi và năm em học sinh, cũng tình nguyện, lập thành một nhóm qua Tỉnh nhận nhiệm vụ. Tỉnh giao cho nhóm tôi mang gạo, sữa hộp Ong Thọ và một ít tiền đến một địa điểm do các thanh niên chèo thuyền hướng dẩn đưa đi và về. Tôi đến Hội an chưa được bao lâu nên chẳng biết”đâu là đâu”. Lần đầu tiên đi trên ba chiếc thuyền nhỏ (mỗi thuyền chỉ chở được 3 người) mong manh, mạng thuyền chỉ cách mặt nước đục ngầu vẫn còn chảy mạnh có một gang tay, thầy trò chúng tôi đều sợ, ngồi yên không dám cử động. Nến có một khúc cây nào đó trôi theo dòng nước đụng phải thuyền, chắc là chúng tôi đi cứu trợ cho cá , khỏi đi cứu trợ người!
 
Nhưng thấy ba chàng trai chèo thuyền vẫn cười đùa với nhau, tôi nghĩ họ là dân sông nước hiểu rõ lúc nào là lúc nguy hiểm, họ bình tỉnh là không có gì đáng ngại nên đần cũng thấy yên bụng. Chừng hơn một tiếng đồng hồ họ chỉ cho chúng tôi thấy nơi sắp đến. Ở xa trông như một bình địa không có sự sống. Không thấy nhà cứa, cây cối, người, súc vật…chỉ thấy một cồn cát bồi cao có lẻ cả thước, ngổn ngang các vật trôi theo dòng lũ tấp vào, như một bãi chiến trường. Đi sâu vào mới thấy vài cây gỗ lớn còn sót lại, trên nhánh có mấy con bò nằm vắt vẻo, nhăn răng cười. Chắc chúng nghĩ chết cách này tốt hơn là để lũ ngươi chặt đầu xẻ thịt ra nấu ăn.
 
Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm thấy một số ngươi còn sống sót, họ gom các vật trôi tấp vào che chắn làm chỗ trú tạm. Gặp chúng tôi họ mừng rỡ tuy đói khát, tả tơi…Tấy thảm cảnh, thầy trò chúng tôi bàn nhau phát đồ cứu trợ cho họ thay vì theo lệnh của Tỉnh là trao cho Hội đồng xã rồi về trước 5 giò chiều vì 5 giờ là lúc VC hoạt động, nguy hiểm. Thầy trò chúng tôi chẳng sợ gì vì có làm gì hại ai đâu mà bắt cho tốn cơm. Họ đang đói cứ trao cho họ, trao cho HĐ xã biết có đến tay họ không?

 

Chúng tôi tìm và phát hết đồ cho họ mới quay về. Nhìn đồng hồ đã quá 5 giờ rưởi, quả tình lúc ấy nghe mấy tiếng súng nổ vọng lại. Chúng tôi về đến Hội an đúng 7 giờ, trên bến chỉ còn lại mấy phụ huynh có con em đi trong nhóm tôi, họ mừng rỡ và cho biết trước đó Tỉnh đã thông tin là nhóm tôi thất lạc hay đã bị VC bắt. Lúc này, không có ai đưa đón, tôi mới cảm thấy thân thể mình rã rời, lê bước về nhà trọ nhưng trong lòng cảm thấy thoải mái vì đã làm tròn một việc có ích…Đây là một kỷ niệm khó quên, trong đời, của tôi khi dạy học ở Trường TQC Hội an.
 
Một kỷ niệm thứ hai cũng không kém phần hấp dẩn, tôi muốn kể các bạn nghe vì có lẻ dạy học không ai gặp phải cảnh “phiêu lưu” như tôi. Đi dạy học mà như đi đánh giặc.
Trước mùa nhập học năm 1965 Hiệu trưởng Hoàng Trung kêu tôi lên phòng HT, nói với tôi rằng: Tôi muốn cử anh lên quận Đại Lộc tổ chức kỳ thi vào lớp Đệ thát (lớp 6 bây giờ) trường Trung học Đại Lộc, vì trước khi anh về đây cũng đã điều hành một trường Trung học, nên có kinh nghiệm tổ chức về thi cử, anh nghĩ sao?
Ông vừa cười vừa nói rất tình cảm, khó mà từ chối được, mặc dâu tôi không biết quận ĐL ở đâu, tình hình trường lớp ra sao, an ninh thế nào…

 

Tôi nhận Sự vụ lệnh công tác và đề thi bão mật lên đường một mình. Đường bộ lúc bấy giờ mất an mình không đi được, tôi phải qua Tỉnh chờ máy bay trực thăng chở đi và thả tôi xuống một tiền đồn trên đỉnh núi cao, ở chung với lính. Đồn là một khu tâm giác nằm chìm dưới mặt đất. Ban ngày tôi “xuống núi” làm việc với trường ĐL, ban đêm lên ngủ dưới hầm làm bạn với lính, cũng có lắm điều thú vị, dễ gì người khác có được. Tôi có tính tò mò nên ngoài việc dạy học tôi còn nghiên cứu vài vấn đề ưa thích khác như Hàng không và không gian thế giớ, nên biết cả khí cụ chiến tranh, hiện có ở chiến trường VN, nên nói chuyện các anh lính rất mê.
 
Đêm nào cũng đòi tôi kể chuyện về máy bay, xe tăng, súng đạn… cọng thêm khẩu đại bác 105 ly của tiền đồn, ban đêm nã đạn phòng ngự vu vơ làm cho tôi gần như thức trắng đêm. Lúc rảnh rồi một tí lại nghĩ, nêu mấy anh trên núi pháo kích tiền đồn này thì mình ra sao nhỉ? Còn sống để trở về không? Vì tôi cũng biết rõ cách pháo kích của các anh (đọc nhiều tin) tránh được cả máy bay L19 cảnh giới bầu trời của
VNCH, máy bay mô hốc của Mỹ phát hiện pháo kích bằng tia hồng ngoại, nhưng các anh trên núi áp dụng phương pháp như “Mẹo” của “trạng VN” : việc làm đơn giản nhưng hiệu quả, tránh được truy bắt của địch khiến Mỹ cũng bó tay. (Lúc xưa anh Tàu mang một con trâu chiến sang đấu với trâu VN. Trạng VN sai nhốt một con nghé ba ngày không cho bú. Khi anh Tàu thả trâu đực ra, VN chỉ thả con nghé khát sữa ra, con nghé tưởng mẹ nên đeo theo trâu Tàu bú vào chỗ trâu đi đái… như vú mẹ, trâu Tàu nhột quá chịu không nỗi bỏ chạy, thế là trâu Tàu thua trâu VN!)

 

Muốn pháo kích phải đặt đạn pháo trên bệ phóng, canh tọa độ, góc độ chính xác, bóp cò để kim hỏa đập vào kíp nổ ở đít đạn làm khối thuốc súng chưa trong đạn cháy bùng tọa sức ép bắn đạn đi. Ánh chớp của kíp đạn nổ sẽ bị cảnh giới bầu trời phát hiện vị trí, có thể đổ quân vây bắt hoặc tiêu diệt nhóm pháo kích. Để đối phó vây bắt, các anh trên núi pháo kích, chỉ cần một mô đất có độ dốc hoặc một bệ phóng bằng cây. Canh tọa độ, khẩu độ xong, bóp cò sẵn, không cho cò bật trở lại làm đạn pháo kích thước nổ, bằng cách treo vào cò một bịch nước đũ nặng ( để cò không bật trở lại làm đạn nổ bay đi), xong châm bịch nước một lỗ thủng cho nước chảy ra giọt rồi các anh trở về căn cứ. Bịch nước chảy nhẹ đi làm kim hỏa bật trở lại đập mạnh vào kíp nổ khiến đạn bắn đi. Dù có phát hiện đổ quân vây bắt thì các anh đã đi xa khỏi trận địa rồi.. Mỹ cũng đành chào thua trí VN. Các anh lính tiền đồn nghe tôi kể chuyện cũng rất khoái nên lúc chia tay có anh còn hỏi bao giờ lên lại?
 
Ôi ngàn năm một thuở, làm gì có chuyện tái ngộ!…
Thi xong, tôi gom bài thi, đóng kiện mang lên tiền đồn hẹn trực thăng đến câu về, giao bài cho TQC, thế là xong một chuyến đi chấm thi, như là đi đánh giặc. Có bạn nào đi phiêu lưu như tôi không?

 

Còn nhiều và nhiều kỷ niệm nữa không thể kể hết… nên tôi rất luyến lưu với TQC, Nhớ trường, nhớ lớp , nhớ bạn bè, nhớ học trò…nhớ con đường từ Vĩnh điện đi vào sau lụt 1964, nơi khúc cua đầu, đất bùn đóng cao cả tấc, tôi đi Honda xào trợt té đến ba lần, thân thể bầm dập, toàn người như đi cày ruộng nước mới về chẳng ai nhận ra…
anh tin bai
Qua năm 1966, tôi được chuyển về PCT ĐN, VTS . Cho đến 1980, sau khi được mời dự Hội nghị Quốc gia “ Bàn về Canh Tân Kỹ thuật GĐ” tại Hà nội, tổ chức giữa Bộ GD, Viện KH GD, Ub UNESCO, tôi được Bộ chuyển vào Cty Thiết bị trường học tp HCM. Ở đây bị chèn ép, không chịu được, tôi đã giả từ ngành GĐ mà tôi yêu quý để qua ngành Phim ảnh. Tôi đã lưu lạc ở tpHCM 40 năm, 20 năm trong ngành phim ảnh và 20 năm nằm bệnh, tính đến nay là làm chuyên ngành “máy xay gạo” 24 năm, mới trở về chốn xưa…

 

Trong 40 năm xa ĐN, tôi vẫn thường xuyên liên lạc được với hs cũ của tôi ở PCT, nhưng không liên lạc được với TQC. Về đây vào dịp mùa mưa bão, tôi nhớ lại trận lụt lịch sử năm 1964 ở Hội an, tôi viết lại ký ức đi cứu trợ đồng bào bị thiên tai năm ấy, nói rõ hai mục dích: chia sẻ nỗi đau của đồng bào bị thiên tai trong mùa mưa bão tại QN ĐN và nhân thể tìm lại thân hữu ngày xưa tại Hội an, nhưng ba lần gởi đăng trên trang Họi an quê hương yêu dấu và Hội ái hữu CHS TQC, đều nhận được trả lời : Bài không đăng và không có tin gì thêm. Tôi vô cùng ngạc nhiên và rất buồn không hiếu vì sao? Ngày cả lúc tôi thấy tin và ảnh anh bạn Văn Bạt Chương có hs đến thăm, tôi gởi sđt để liên lạc, cũng không có hồi âm. Gần đây thấy tin anh bạn Bôn mất, tôi cũng nhắn gởi nữa và vẫn bặt vô âm tín…Có lẻ tôi không có duyên với TQC?
 
Chắc có bạn sẽ hỏi ĐN-HA cô 30 km, nhớ sao không vào thăm? Thưa răng nằm bệnh tính đến nay là 24 năm, không tự mình đi được vì nhiều bệnh và chân đi không bình thường. Không bắt lên lạc được với ai quen trong đó, chẳng lẻ vào dạo quanh phố phường, nhìn lồng đen, một vòng rồi trở về. Cũng còn một chút may mắn, tôi tìm liên lạc được với hai em Trần Duy Phương và Vũ Thị Tuyết Lê.
 
Trận lụt 1964 nhà hai em ở ven sông Thu bồn đều .bị lũ quét sạch, không còn phương tiện đi học mặc dầu rất thiết tha việc học, nên đã thoát ly để có thể ra Bắc tiếp tục học. Nhưng trong lúc đang hoạt động, TD Phương bị Mỹ càng bị thương liệt cả hai chân, bi bắt làm tù binh, sau GP mới trả về. Phương đã viết lại hồi ký thời gian trong tù ”Tôi nghe, tôi hát” để đấu tranh với địch với thương tật và bệnh tật. Tác phẩm này đã được Hội Nhà văn xuất bản và được hai giải thưởng, tôi cũng được em tặng một bản kỷ niệm. Sau GP tôi đã gặp lại em ở tpHCM và cách đây ba năm tôi đã tìm thăm em dưỡng bệnh ở Thủ đức, di chuyển bằng xe lăng và bênh tình vẫn hành hạ suốt mấy chục năm nay…
 
Tuyết Lê thì may mắn hơn. Em được chuyển ra Bắc bằng đường Trường Sơn, em học y khoa và đổ Thủ khoa Bác sĩ rồi Tiến sĩ. Em được xuất ngoại nhiều nước. Sau GP em là Giảng viên Trường Đại học Y khoa Huế, em đã về hưu, có cọng tác với một BV tư ở Vĩnh điện và nay đang sống và dưỡng bệnh với người em dâu ở QN vì em cũng mất một lá gan…Tôi vẫn thường xuyên thăm hỏi em, một người bạn thân thiết với Duy Phương. Trong ba năm dạy học ở TQC với nhiều kỷ niệm khó quên trong đời, cho đến nay tôi chỉ còn lại hai em học sinh thân thương! Thật kỳ lạ !

 

Với lòng mong mỏi tìm thân hữu ngày xưa, tôi đăng công khai bài viết này để có một hy vọng cuối cùng…
TBL mùa xuân 2024.

Các bạn liên kết với Hội cưu Học sinh qua face: https://www.facebook.com/groups/cuuhocsinh9.3tqc